Quyền lợi được hưởng khi đi cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến
Quyền lợi được hưởng khi đi cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến. Anh chị cho em hỏi trường hợp của em bị tai nạn giao thông vào buổi tối nhưng đến sáng hôm sau em mới đi cấp cứu. Vậy trường hợp của em khi đi cấp cứu ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình ( trái tuyến với nơi khám chữa bệnh ban đầu) vậy có được hưởng thẻ bảo hiểm y tế đi cấp cứu không?
- Khám chữa bệnh trái tuyến có được hưởng quyền lợi từ thẻ bảo hiểm y tế?
- Chuyển tuyến điều trị khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
- Điều trị sau cấp cứu bệnh viện trái tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Với trường hợp của bạn về vấn đề quyền lợi được hưởng khi đi cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến; Tổng đài tư vấn trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT về các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
” 4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.”
Đối với trường hợp mà bạn thắc mắc, do bạn không nói rõ đối tượng mà thẻ bảo hiểm y tế của bạn đang được hưởng và căn cứ theo quy định trên, chúng tôi chia làm 2 trường hợp như sau:
+ Trường hợp 1: Bạn được bác sĩ xác nhận là tình trạng cấp cứu
Khi được xác định là tình trạng cấp cứu thì bạn đi cấp cứu tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình vẫn được coi là đúng tuyến và hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế của bạn.
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
+ Trường hợp 2: Bác sĩ không xác nhận là cấp cứu.
Trong trường hợp này bạn sẽ được coi là đi trái tuyến. Tuy nhiên bạn không nói rõ bệnh viện chấn thương chỉnh hình là bệnh viện tuyến gì nên chúng tôi xác định như sau:
- Nếu bạn đi bệnh viện tuyến trung ương bạn sẽ được hưởng 40% chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế của bạn khi điều trị nội trú.
- Nếu bạn đi bệnh viện tuyến tỉnh bạn sẽ được hưởng 60% chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế của bạn kh điều trị nội trú. Bắt đầu từ ngày 01/01/2021 có thể điều trị nội trú trái tuyến tỉnh mà vẫn được hưởng 100% chi phí BHYT.
- Nếu bạn đi bệnh viện tuyến huyện bạn sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế của bạn
Như vậy, trong trường hợp của bạn:
+ Khi được xác định là tình trạng cấp cứu thì bạn đi cấp cứu tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình vẫn được coi là đúng tuyến và hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế của bạn
+ Khi không được xác định là tình trạng cấp cứu thì bạn xem lại quyền lợi theo trường hợp 2
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cấp cứu ở bệnh viện tư thì mức hưởng BHYT là bao nhiêu?
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề quyền lợi được hưởng khi đi cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Đã nghỉ việc ở công ty hơn một năm thì có được hưởng thai sản không
- Có bắt buộc lên đúng ngày nghỉ việc 01 năm để nhận BHXH một lần không
- Người lao động làm việc ở nhiều công ty thì công ty nào đóng BHXH
- Đang nộp hồ sơ BHTN có được dùng thẻ BHYT của công ty cũ không
- Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm để hưởng thai sản theo quy định