Thân nhân liệt sỹ khám chữa bệnh trái tuyến không có giấy chuyển
Xin cho tôi hỏi về vấn đề: Thân nhân liệt sỹ khám chữa bệnh trái tuyến không có giấy chuyển. Mẹ tôi có BHYT dành cho thân nhân của liệt sỹ, bà khám bệnh ở bệnh viện tuyến trên và nhập viện do nghi bị ung thư gan. Xin hỏi là BHYT sẽ chi trả bao nhiêu %? Bà không có giấy chuyển tuyến của bệnh viện tuyến dưới trường hợp bảo hiểm y tế của dạng thân nhân liệt sĩ thì có cần giấy chuyển tuyến của bệnh viện tuyến dưới không hay là có thể đi khám ở bất kì bệnh viện nào cũng được thanh toán 100% viện phí?
- Khám chữa bệnh trái tuyến có được hưởng quyền lợi từ thẻ bảo hiểm y tế?
- Chuyển tuyến điều trị khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
- Mức chi trả bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Mẹ bạn có thẻ BHYT theo đối tượng là thân nhân của Liệt sỹ theo điểm i Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 nên theo điểm a Khoản 1 Điều 22 :
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này…”
Tuy nhiên, mẹ bạn nhập viện trái tuyến nên theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 :
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trường hợp của mẹ bạn không phải cứ có thẻ BHYT của thân nhân liệt sỹ là có thể đi khám chữa bệnh ở bất kỳ Bệnh viện nào cũng được chi trả 100%. Mẹ bạn đi khám chữa bệnh trái tuyến ở bệnh viện tuyến trên nhưng bạn không nói rõ đó là bệnh viện tuyến gì nên:
-Nếu đó là bệnh viện tuyến trung ương thì sẽ được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú;
-Nếu là bệnh viện tuyến tỉnh : 60% chi phí điều trị nội trú;
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Thân nhân liệt sỹ khám chữa bệnh trái tuyến không có giấy chuyển
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Mức hưởng chi phí KCB khi có thẻ BHYT của bà mẹ Việt Nam anh hùng
Mức hưởng BHYT của người hưởng chế độ theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg
Mọi thắc mắc liên quan đến khám chữa bệnh trái tuyến không có giấy chuyển; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Tại sao cơ quan bảo hiểm xã hội trả hồ sơ thanh toán lại BHYT
- Sinh con trái tuyến được hưởng quyền lợi BHYT như thế nào?
- Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo pháp luật hiện hành
- Có phải mua BHYT hộ gia đình trong thời gian chờ hưởng lương hưu?
- Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu khi chuyển chỗ ở?